Hội chứng gà giảm đẻ, tên khoa học gọi là EDS’76 là một loại bệnh truyền nhiễm do virus thuộc nhóm adenovirus gây ra, chúng thường có các biểu hiện như: số lượng trứng bị giảm đột ngột, có khi giảm mất ½ so với thông thường. Trứng sau khi đẻ thường có vỏ mềm, mỏng, màu sắc nhạt, hình dạng méo mó, lòng trắng bị loãng.

Bệnh do virus thuộc nhóm adenovirus gây ra


Bệnh này thường hay xẩy ra ở gà công nghiêp và gà đẻ trứng trong giai đoạn gà bắt đầu đẻ ( từ 25 – 35 tuần). Đây là loại bệnh thường lây truyền từ thế hệ bố mẹ sang đàn con thông qua trứng, ngoài ra nó còn lây từ đàn này qua đàn khác qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, qua phân và các chất bài tiết khác của gà.

Thông thường bệnh sẽ kéo dài từ 6 tuần cho đến 12 tuần, bệnh có các triệu chúng cụ thể như sau:

- Số lượng trứng giảm đột ngột, bất thường từ 1/3 có khi lên đến 1/2 so với thông thường.

- Trứng có màu nhạt, quả nhỏ, vỏ mỏng, hình dang méo mó, đôi khi có một số quả còn không có vỏ.

- Lòng trắng trứng loãng.

- Tỉ lệ khi cho ấp nở thành công thấp.

Trứng có màu nhạt, quả nhỏ, vỏ mỏng, hình dang méo mó

Tuy bị bệnh nhưng gà vẫn ăn uống bình thường, mào gà xuất hiện màu nhợt nhạt, tỉ lệ này chiếm khoảng 10 – 70. Quan sát thì thấy gà vẫn khỏe mạnh, sức khỏe không thay đổi gì nhiều vì bệnh này không có bênh tích điển hình. Tuy nhiên khi làm thịt gà, bà con sẽ thấy khá nhiều biến đổi bên trong, cụ thể:

- Buồng trứng và ống dẫn trứng bị teo nhỏ lại đi rất nhiều.

- Tử cung gà có thể xuất hiện viêm, có mũ.

- Không có sự phát triển của trứng non.

Hội chúng gà bị giảm đẻ này bà con sẽ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như rối loạn hấp thụ canxi hay viêm phế quản. Cho nên bà con nên phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn.

Hội chứng giảm đẻ ở gà hiện nay vẫn chưa tìm được loại thước đặc trị cụ thể nào. Chính vì vậy bà con phải luôn thực hiện theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh để bảo vệ đàn gà của mình một cách tốt nhất. Khi thực hiện công tác phòng bệnh, bà con cần thực hiện đúng theo các bước hướng dẫn sau:

Bước 1. Phải thường xuyên vệ sinh chuồng trai, máng ăn, uống sạch sẽ. Định kỳ phun thuốc sát trùng NAVETKON-S hoặc BENKOCID 2 lần/tuần để tiêu diêt mầm bệnh trong và ngoài môi trường xung quanh.

Định kỳ phun thuốc sát trùng

Bước 2. Sau khi gà đạt khoảng 15 – 16 tuần tuổi cần tiêm phòng cho cả đàn. Một số loại vacxin như ND-IB-EDS K và ND-IB-EDS Emulsion để phòng 3 bệnh Niu-cát-xơn (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (IB) và hội chứng giảm đẻ (EDS).

Bước 3. Thường xuyên bổ sung VITA-ELECTROLYTES (NAVETCO), TERRAMYCIN TRỨNG và NAVET-BIOZYM trong nước uống theo chỉ định giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi, giúp tăng khả năng hấp thu khoáng, cung cấp vitamin, kích thích buồng trứng phát triển, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, kéo dài chu kỳ đẻ và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao.

Hi vọng với những kiến thức chúng tôi vừa chia sẻ nó sẽ giúp ích cho bà con trong việc chăn nuôi của mình.


Chúc bà con thành công!

Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap