Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã phát huy sức mạnh nội lực, tận dụng thời cơ hội nhập của đất nước vào trào lưu toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đặc biệt từ khi Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành đã có những bước nhảy vọt ngoạn mục. Là một người có gần 40 năm làm công tác nghiên cứu, thiết kế tàu thuỷ, trong đó có một số năm tham gia giảng dạy ngành đóng tàu tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tác giả tập hợp các bài giảng cho sinh viên các khoá 40,41 của trường, kết hợp tài liệu của các nước có nền công nghiệp đóng tàu lâu đời như Anh Quốc, Liên Bang Nga, Ba Lan, Nhật Bản…. về lý thuyết tàu thuỷ viết thành cuốn sách “Lý thuyết tàu thuỷ”.

Nội dung sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của “Lý thuyết từ tĩnh học”, ổn định, chống chìm, hạ thuỷ, lực cản và thiết bị đẩy, lắc (chòng chành) đặc biệt là lắc trên sóng tự nhiên và cuối cùng là tính có thể điều khiển tàu. Lĩnh vực lý thuyết tàu thuỷ là vô cùng rộng lớn, nên khi tập hợp trong cuốn sách là cực kỳ khó khăn, nên không thể và cũng không có khả năng đề được tất cả các kết quả nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực Lý thuyết tàu thuỷ được. Đối tượng của sách là sinh viên ngành đóng tàu, ngành đóng tàu thuỷ của các trường đại học và cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư và cán bộ kỹ thuật trong ngành đóng tàu, hàng hải, đăng kiểm, hải sản và hải quân.

Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Tổng quan về môn học lý thuyết tàu thuỷ
Vài nét về lĩnh vực đóng tàu trong lịch sử dân tộc Việt Nam và trên thế giới
Môn khoa học lý thuyết tàu thuỷ
Chương 2: Hình học và tính nổi của thân tàu
Hình học của thân tàu
Đường hình dáng lý thuyết tàu
Kích thước chính của thân tàu và các hệ số
Biểu thức giải tích của lượng chiếm nước và các thông số khác của tàu
Phương pháp tính toán gần đúng trong lý thuyết tàu thuỷ
Các đường cong tính năng của thân tàu và các bảng tính toán mẫu
Tính nổi của tàu
Trọng lượng và trọng tâm của tàu
Chương 3: Tính ổn định của tàu
Ổn định ban đầu
Ổn định nghiêng đẳng thể tích nhỏ
Ổn định ban đầu, tâm và bán kính ổn định ban đầu
Mômem phục hồi và chiều cao ổn định ban đầu
Sự thay đổi tư thế tàu và ổn định ban đầu khi có sự chuyển hàng trên tàu
…..
Chương 4: Tính không chìm
Khái niệm chung
Phân loại các khoang và hệ số ngập nước
Phương pháp tính toán tư thế và ổn định khi bị tai nạn
Phương pháp nhận thêm hàng lỏng
Tư thế và ổn định của tàu sau khi bị tai nạn theo phương pháp tổn thất sức nổi

Chương 5: Hạ thuỷ
Khái niệm chung
Hạ thuỷ dọc
Công việc chuẩn bị hạ thuỷ
Quá trình hạ thuỷ
….
Chương 6: Lắc của tàu
Khái niệm chung
Phân loại các lực tác dụng lên tàu khi lắc, phương trình vi phân của dao động
Những lực phục hồi (thuỷ tĩnh) đặc trưng cho xu thế tàu trở về vị trí cân bằng ban đầu
Lực thuỷ động bản chất quán tính
…..
Chương 7: Lực cản đối với tàu chạy
Các thành phần của lực cản
Điều kiện đồng dạng động lực học giữa tàu và mô hình
Lực cản ma sát
Lực cản của tấm phẳng, mỏng
Lực cản ma sát đối với tàu
……
Chương 8: Thiết bị đẩy
Thiết bị đẩy thuỷ lực lý tưởng
Một số ứng dụng của lý thuyết thiết bị đẩy lý tưởng
Các đặc trưng hình học của thuỷ động học của chân vịt
Một số đặc trưng hình học của chân vịt
Thuỷ động học của phần tử cánh
Chương 9: Tính điều khiển được của tàu
Khái niệm cơ bản về tính điều khiển được của tàu
Bánh lái và một số tính năng cơ bản của bánh lái
Tính quay vòng của tàu
Tàu đang trên hành trình
Các nhân tố ảnh hưởng tới tính quay vòng của tàu


Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap