Tự động hoá là quá trình ứng dụng các phương pháp khoa học, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để từng bước thay thế sức lao động của con người bằng hoạt động của máy móc nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
Trong những năm trước đây, nền kinh tế của nước ta phát triển thấp, chưa có định hướng nền kinh tế thị trường, giao lưu kinh tế còn hạn chế thì hoạt động ứng dụng công nghệ tự động hoá còn đơn giản cả về nhận thức và khả năng triển khai. Nói đến tự động hoá người ta chỉ nhấn mạnh mặt ưu điểm của nó là giải phóng sức lao động cho con người. Ngày nay người ta nhận thấy rằng: không có tự động hoá không thể có công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không có năng suất lao động cao, không có sản phẩm chất lượng tốt, không phát triển sản xuất và không thể cạnh tranh.
Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, cuộc cách mạng khoa học đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ với qiu mô rộng lớn, đã tác động đến mọi hoạt động xã hội, tạo ra những thành quả to lớn, tạo tiền đề để con người bước vào thế kỷ 21. Trong đó công nghệ tự động hoá luôn được coi trọng, ứng dụng và phát triển. Công nghệ tự động hoá không chỉ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, mà còn góp phần tích cực làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các quốc gia và nâng cao nhận thức của cả cộng đồng.
Việc ứng dụng hợp lý, chọn lọc các thành tựu của công nghệ tự động hoá vào sản xuất sẽ mang lại lợi ích to lớn về nhiều mặt như: đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, linh hoạt hoá các quá trình sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, giải phóng con người khỏi những công việc độc hại nguy hiểm, nâng cao trình độ văn minh trong sản xuất và quản lý, nâng cao dân trí, xây dựng xã hội văn minh, đóng vai trò tích cực trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường môi sinh.
Ngay từ khi ra đời, PLC đã trở thành cơ sở trong công nghệ tự động hoá. Có thể nói PLC là trái tim của hệ điều khiển. Đặc trưng kỹ thuật của PLC là việc sử dụng các vi mạch để xử lý thông tin. Các ghép nối logic cần thiết, trong quá trình điều khiển được xử lý bằng phần mềm do người dùng lập nên và cài đặt. Do vậy người ta có thể giải quyết nhiều bài toán về tự động khác nhau. Cùng với việc thi hành chương trình điều khiển ứng dụng (được lưu trữ trong bộ nhớ PLC) PLC giám sát thường xuyên các trạng thái của hệ thống thông qua các tín hiệu báo về của thiết bị vào. Tiếp theo PLC sẽ căn cứ trên chương trình logic để quyết định tiến trình hoạt động đầu ra. Việc trao đổi dữ liệu và thông tin giữa trung tâm điều khiển với thế giới bên ngoài dược thực hiện thông qua hệ thống giao diện. Ngoài ra, bộ điều khiển trung tâm còn có thể trao đổi với các máy tính khác. So với hệ thống điều khiển thế hệ cũ dùng relays thì kỹ thuật PLC có nhiều ưu điểm tuyệt đối về khả năng linh hoạt và khả năng giải quyết những bài toán tự động hoá phức tạp.
Đối với một sinh viên ngành tự động hoá, khả năng sử dụng và lập trình trên PLC là rất cần thiết. Dù trong chương trình đào tạo cấp cao đẳng chưa được học về PLC. Nhưng trong quá trình tìm hiểu học hỏi trong sách và thông tin trên các trang web. Đồng thời được sự hướng dẫn, dạy bảo tận tình của thầy Nguyễn Mạnh Hà, nên em sử dụng PLC để điều khiển máy giặt một thùng trục đứng.
Trong quá trình thiết kế tốt nghiệp này, em đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Mạnh Hà, các thầy cô giáo trong bộ môn và các bạn đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu này.


Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap