Các loại mối hàn

Đối với phương pháp hàn nói chung, thường bao gồm các loại hàn sau:

a) Mối hàn giáp mối: (h1)

Mối hàn loại này khâu chuẩn bị đơn giản, dể hàn, kim loại mỏng không cần vác mép. Tuy nhiên trước khi hàn phải hàn đính.

Mối hàn náy áp dụng cho cã hàn điện và hàn khí.

b) Mối hàn gấp mép: (h2)

Trong phương pháp hàn khí, loại mối hàn náy rất phổ biến, áp dùng cho kim loại hàn có chiều dày mỏng. Mối hàn có độ kín cao, tăng độ bền chắc so với chiều dày.

c) Mối hàn chồng: (h3)

Loại náy ít sử dụng vì tốn kim loại, thường áp dụng cho phương pháp hàn điện.

d) Mối hàn góc: (h4)

Loại náy áp dụng trong thiết kế để chế tạo một cấu kiện mới. Mối hàn có độ cứng vững và bền chắc cao.

e) Mối hàn nối các ống:


Mối hàn náy áp dụng một cách phổ biến trong chế tạo cũng như sữa chữa của ngành nhiệt điên lạnh. Đối với kim loại đen dày, chỉ cần đâu mí để hàn. Còn đối với đồng, hoặc thau một ống để nguyên còn ống kia được nông ra lồng vào nhau trước khi hàn. (h5).

Đối với ngành nhiệt điện lạnh, trong khâu sữa chữa ta thường gặp các mối hàn nối cụ thể sau:

- Mối hàn đầu ra giữa block với giàn nóng. (h6a)
- Mối hàn giửa hàn giàn nóng với bộ lọc. (h6b)
- Mối hàn nối giửa bộ lóc với ống mao. (h6c)
- Mối hàn giữa đường về đầu hút với block máy. (h6d)
- Mối hàn Racco vào block máy để náp gas. (h6e)
- Mối hàn Racco với bộ lọc. (h6f)


Lắp các ống lót làm lạnh thông thường

a) Nối ống cùng đường kính:

Để nối hai ống có cùng đường kính ta sử dụng các cách sau:

- Một ống để nguyên, ống còn lại nông ra sao cho đường kính trong của ống nông lớn hơn đường kính ngoài của ống kia từ (0,5 ÷ 0,4) mm (h7a)
- Dùng một đoạn ống khác có đường kính trong lớn hơn so với đường kính ngoài của 2 ống cần nối khoảng (0.3 ÷ 0,4) mm (h7b)

b) Nối hai ống có đường kính khác nhau:

- Độ chênh đường kính nhõ: trường hợp này ta lồng ống nhõ vào ống lớn sau đó tiến hành hàn.
-Độ chênh đường kính lớn: trước khi hàn ta phải nông ống nhõ sao cho đường kính ngoài của ống này gần bằng đường kính trong của ống lớn và tiến hành hàn.

c) Hàn bít ống:

Dùng kẹp, kép dẹp ống cách mặt đầu khoảng 10 mm, sau đó làm dẹp mặt đầu trước khi tiến hành hàn bít.

Hàn khí: (02 – C2H2)

Trong sửa chữa ngành điện lạnh, phương pháp hàn sử dung nhiều nhất đó là hàn khí. Vì vậy yêu cầu đối với phương pháp này là phải taọ được một mối hàn chắc, kín, không giảm tiết diện ống, mối hàn bóng đẹp phủ đều và phải an toàn khi sử dụng.

a) Thiết bị hàn khí:

Thiết bị hàn khí bao gồm:

- Bình chứa O2 (gió)
- Bính chứa C2H2 (Đá)
- Van giảm áp bình O2
- Van giảm áp bình C2H2
- Dây hàn
- cần và mỏ hàn.


+ Bình chứa 02: Làm bằng thép không hàn có chiều dày từ (12 ÷ 16) mm. Chịu được áp tối đa lên đến 200 at.

+ Bính chứa C2H2: Cũng làm bằng thép có chiều dày (10 ÷ 12­)­­mm chiều cao thấp hơn bính 02, suất tồi đa khoảng 20 at. C2H2 là loại khí rất dể cháy nỗ, nên hết sức cẩn thận khi sử dụng.

+ Van giảm áp:
Công dụng của van giảm áp cho 02 và C2H2 là như nhau. Có nghĩa là nó làm giảm áp suất trong bình xuông bằng với áp suất sử dụng ở mỏ hàn. Khi sử dụng van giảm áp ta điều chỉnh tay vặn theo chiều kim đông hồ.

Đối với 02 từ (3 ÷ 6) kgf/cm2
Đối với C2H2 từ (0,3÷ 0,6) kgf/cm2

Khi không sử dụng ta nới lỏng tay vặn.

+ Dây hàn:
Dùng để dẫn khí từ van giảm áp đến cần và mõ hàn. Dây hàn chịu được áp lớn nhờ cấu tạo gồm nhiều lớp. Để tránh nhầm lẫn người ta qui ước dây đỏ cho C2H2, màu xanh cho 02. Ngoài ra các đầu nối đối với 02 có ren phải, C2H2 có ren trái, tránh lắp lẫn cho nhau.

+ Cần và mỏ hàn:
Dùng để hoà trộn 02 và C2H2 và tạo ngọn lửa hàn, phụ thuộc vào công suất ngọn lửa mà ta có thể thay đổi mõ hàn bằng các kích cở khác nhau.




Hàn bạc

Trong khâu chế tạo cũng như sữa chữa ngành nhiệt điện lạnh, người ta thường sử dụng bạc để hàn.
Đối với bạc có một số đặc điểm sau:

a) Đặc điểm:

- Nhiệt độ nóng chảy vào khoảng > 900C (thấp hơn thau)
- Độ chảy loảng, điền đầy cao, do đó rất dể thẩm thấu vào những khe nhỏ của mối hàn, làm cho mối hàn chắc, kín.
- Mối hàn bạc có độ bện chắc ngang cả ở nhiệt độ khá thấp.
- Mối hàn bạc thường đựơc sử dụng khi nối hai kim loại: Đồng với Đồng, đồng với thau.
- Mối hàn có độ dẻo rất cao.

b) Kỹ thuật hàn:

- Đối với phương pháp hàn bạc, ngòn lửa hàn chỉnh hơi thừa C2H2 một ít.
- Công suất ngọn lửa bằng 70% so với hàn thép cùng chiều dày.
- Dùng ngọn lửa nung nóng kim loại cần hàn đến nhiệt độ khoảng 450 oC.
- Cho thước hàn (Boracw: Na2B4O7) vào mối hàn để tẩy sạch mối hàn.
- Tiềp tục nung nóng mối hàn, để cho thuốc hàn tẩy sạch mối hàn, đến khi kim loại bắt đầu chuyển màu.
- Đưa que hàn bạc vào vị trí cần hàn, bạc hàn nóng chảy và tự điển đậy mối hàn.
- Ngọn lữa hàn không đặt quá gần mối hàn và dịch chuyển (tránh bạc hàn loang đi nơi khác)
- Không cho quá nhiều bạc hàn, vì làm cho mối hàn thô kệch, có khi làm bít đường ống.

Hàn thau

So với hàn bạc không thông dụng bằng, nhưng hàn thau vẫn được sử dụng trong ngành công nghệ nhiệt điên lạnh.

a) Đặc điểm: 

- Nhiệt độ nóng chảy của than vào khoảng 820 oC, cao hơn so với bạc.
- Độ chảy loãng và thẩm thấu kém bạc.
- Mối hàn có tính bền chắc và cứng vững cao.
- Có thể dùng để ghép hai kim loại: đồng với đồng, đồng với thau, thép với đồng thép với thép…
- Độ cứng cao nhưng độ dẻo kém bạc.
- Mối hàn trở nên dòn khi làm việc ở nhiệt độ < -20 oC.

b) Kỹ thuật hàn:

Gần giống với kỹ thuật hàn của phương pháp hàn bạc, đối với hàn thau cần lưu ý thêm các điểm sau:

- Ngọn lữa hàn có thể sử dụng ngọn lữa trung hoà (O2 / C2H2 = 1,1 ÷ 1,2)
- Công suất ngón lữa gần bằng với hàn thép cùng chiều dày.
- Vẫn sử dụng thuốc hàn là Borắc.

Chúc các bạn thành công!

Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap