Chào các bạn ở bài trước mình đã hướng dẫn các bạn chạy chương trình java đầu tiên.Bài này mình và các bạn sẽ tìm hiểu về các kiểu dữ liệu trong java.Biến,hằng và cách khai báo.

Các kiểu dữ liệu - Biến - Hằng trong java


1.Biến.

Biến là một khu nhớ và được sử dụng trong chương trình java để lưu trữ dữ liệu mà nó thay đổi trong quá trình thực thi chương trình và nó phải được khai báo trước khi sử dụng.

Khai báo biến gồm có 3 phần:
  • Kiểu dữ liệu
  • Tên biến
  • Giá trị khởi tạo (không bắt buộc).
Cấu trúc: <Kiểu dữ liệu> <Tên biến> [= Giá trị];


Vi dụ nhé :


Mã:
int a ;
int b = 10 ;
Trong đó int là kiểu dữ liệu
a,b là tên biến,
10 là giá trị khởi tạo (không bắt buộc).

-Biến phải được khởi tạo trước.

Ta xét vi dụ nhé :
Mã:
int a;
System.out.println("a = " + a);
Khi ta khai báo a mà chưa khởi tạo giá trị cho nó. Dòng lệnh đưa giá trị a ra màn hình sẽ bị lỗi trong khi chạy chương trình.các bạn cần chú ý điều này nhé.

Các kiểu dữ liệu - Biến - Hằng trong java
Một số lưu ý các quy ước khi đặt tên biến các bạn cần chú ý :

  • Tên biến có thể bao gồm các ký tự Unicode và các chữ số, dấu gạch dưới (_) và dấu dollar ($)
  • Tên của một biến phải được bắt đầu bằng một ký tự, dấu dollar ($) hoặc dấu gạch dưới(_)
  • Tên biến không được trùng với từ khóa
  • Tên biến có phân biệt chữ hoa, chữ thường.

2.Các kiểu dữ liệu trong Java

Các kiểu dữ liệu trong java được chia thành 2 dạng: Kiểu dữ liệu nguyên thủy và kiểu dữ liệu tham chiếu.
  • Kiểu dữ liệu nguyên thủy: byte, char, boolean, short, int, long, float, double
Các kiểu dữ liệu - Biến - Hằng trong java 


Kích thước và phạm vi biểu diễn các kiểu dữ liệu cơ sở .

Các kiểu dữ liệu - Biến - Hằng trong java


Kiểu dữ liệu tham chiếu: Array, Class, Interface.

du lieu tham chieu.png


Ngôn ngữ lập trình Java hỗ trợ 3 kiểu dữ liệu mở rộng bao gồm : Array, Class, Interface.


  • Array: là một cấu trúc lưu giữ các thành phần có cùng kiểu. Chiều dài của một mảng là cố định khi khởi tạo. Các thành phần của mảng được truy xuất qua chỉ số mảng.

  • Class: là một cấu trúc dữ liệu do người dùng tự định nghĩa. Bao gồm thuộc tính và phương thức.

  • Interface: là một cấu trúc dữ liệu do người dùng tự định nghĩa; chỉ bao gồm phương thức. Dùng để giải quyết vấn đề đa kế thừa trong Java.
3. Ép kiểu

Ép kiểu được sử dụng trong tình huống chuyển đổi dữ liệu khác kiểu nhau.Ví dụ như ta cộng một biến có dạng float với một biến có dạng int. Nếu để hai kiểu này công với nhau sẽ sinh ra lỗi. Vậy ta cần phải ép kiểu để chuyển kiểu dữ liệu.

Mã:
float a= 12.3456f;
        int b = (int)a +12;
        System.out.println("b = " + b);
Mình nói rõ chút nhé đầu tiên giá trị dấu phảy động được đổi thành giá trị nguyên 12. Sau đó nó được cộng với 12 và kết quả là giá trị 24 được lưu vàob.
Các bạn chú ý : Sau khi học xong lý thuyết chúng ta nên thực hành để có thể nắm bắt ngay được kiến thức,ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy phân này là dễ và nhàm chán.Tuy nhiên nó sẽ giúp bạn chắc kiến thức để học những phần sau .

Vậy là hôm nay chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm cơ bản về biến, các kiểu dữ liệu và ép kiểu trong java. Bài sau mình và các bạn sẽ tìm hiểu về toán tử trong java.

Trong quá trình làm nếu có khó khăn gì các bạn vui lam cmt ở dưới mình sẽ hướng dẫn.
Các bạn copy bài vui ghi rõ nguồn Choimobile.vn.Thank.

Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap