Mỗi hãng máy nén khí đều cung cấp cho khách hàng một lịch trình các vật tư cần thay thế định kỳ. Với Kobelco cũng vậy. Ở bài viết này EBOOKBKMT sẽ chia sẻ đến các bạn khuyến cáo bảo dưỡng định kỳ của máy nén khí trục vít của hãng Kobelco Model AG. Bên cạnh đó EBOOKBKMT cũng sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm nhằm tiết kiệm nhất chi phí bảo trì.

1. Kiểm tra hàng ngày/tuần

  Người vận hành phải có trách nhiệm theo dõi hàng ngày như sau:
- Hàng này kiểm tra mức dầu tại vị trí thước thăm dầu.
- Hàng này kiểm tra rò rỉ ở bên trong máy nén khí (đường dầu và đường khí nén)
- Hàng này kiểm tra thông số làm việc của máy nén khí trên màn hình hiển thị.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy sấy khí, có nước ngưng xả ra trong quá trình hoạt động hay không, nhiệt độ đọng sương có nằm trong phạm vi cho phép.
- Hàng ngày xả nước ngưng ở các vị trí bình tích áp, bẫy tách nước ngưng,...
- Hàng tuần kiểm tra thời gian làm bảo trì lần kế tiếp.
- Hàng tuần kiểm tra và vệ sinh phin lọc khí và bên trong máy nén khí.
- Hàng tuần vệ sinh phòng đặt máy nén khí.
- Khoảng 3 tháng phải bơm mỡ định kỳ cho động cơ.

2. Bảo trì 3000h (6 tháng):

Thực chất nếu máy nén hoạt động liên tục 6 tháng tương ứng với hơn 4000h. Trong thực tế ta nên bảo trì theo số giờ hoạt động (Running Hours) trên máy là tốt nhất.
- Thay dầu. Cần chú ý nếu dầu sử dụng là Kobelco Genuine Screw Oil thì thời hạn thay dầu là 3000h nhưng nếu dầu sử dụng là Kobelco Extra Oil thì phải đến 6000h mới thay dầu. Các bạn chú ý nhé vì dầu máy nén khí không rẻ đâu. Mình đang sử dụng một loại dầu gốc tổng hợp mà giá hơn 11tr/ 1 can 20 lít :)


- Vệ sinh sạch máy nén khí và máy sấy khí.
- Kiểm tra và bảo dưỡng van xả nước ngưng tự động (Auto Drain).
- Kiểm tra các bẫy lọc tách nước trên đường ống, vệ sinh lõi lọc.
- Kiểm tra thông số của máy nén khí trên màn hình hiển thị.


- Kiểm tra và vệ sinh két làm mát.
- Tháo và vệ sinh phin lọc khí đầu vào.

3. Bảo trì 6000h (12 tháng):

- Thay dầu.
- Thay lọc dầu.


- Thay phin lọc khí.


- Thay lọc tách dầu và vệ sinh bình chứa dầu (Oil Tank).


- Kiểm tra và thay các roăng làm kín (oring và seal) của các bộ phận van nạp khí, van áp suất tối thiểu,...


- Kiểm tra và thay lõi lọc của phin lọc tách nước nếu cần thiết.


- Vệ sinh dàn làm mát và Kiểm tra hiệu quả làm mát dầu của máy nén để thay thế van nhiệt. Các máy nén khí Kobelco model AG sử dụng van nhiệt 75 - 78oC là khá cao. Mình nghĩ đây là một nhược điểm của máy nén loại này khi sử dụng ở một đất nước khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.
- Thực hiện đầy đủ các công việc của đợt bảo trì 3000 h.

4. Bảo trì 12000h (24 tháng) 

- Thực hiện đầy đủ các công việc như đợt bảo trì 6000h và 3000h.
- Thay thế van nhiệt.
- Thay lõi lọc của phin lọc tách nước.
- Thay thế van thu hồi dầu.


- Kiểm tra và bảo dưỡng van nạp khí, thay thế nếu cần thiết.


5. Bảo trì 24000h (48 tháng) :

- Thực hiện đầy đủ các công việc như đợt bảo trì 3000h, 6000h và 12000h.
- Thay bộ bi, bạc động cơ và đại tu đầu nén.


- Thay các cảm biến nhiệt độ và áp suất nếu cần thiết.
- Vệ sinh và súc rửa két làm mát và dàn ngưng tụ máy sấy nếu làm mát bằng nước.


Lưu ý :

Lịch bảo trì sau đó sẽ tuần tự lặp lại các bước trên và cần tuân thủ để máy nén hoạt động được bền bỉ. Trong quá trình sử dụng máy thì nên thường xuyên vệ sinh bên ngoài cũng như bên trong máy nén khí, phin lọc khí và két làm mát tùy theo môi trường làm việc của máy nén khí. Cần có phương án thông gió cho phòng đặt máy nén khí hợp lý.

Vị trí của các thiết bị của một máy nén khí Kobelco model AG


Nếu các bạn không bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên sẽ dẫn đến các hậu quả sau:

1. Phin lọc khí

Nếu không vệ sinh thường xuyên:
- Giảm áp lực và lưu lượng khí đầu ra.
- Tăng chu kỳ thay dầu bôi trơn vì nhiệt độ đầu nén sẽ cao hơn.
- Tạp bẩn có thể lọt vào hệ thống gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm phin lọc tách dầu, lọc dầu bị tắc, dầu nhanh bị oxy hóa, xước trục vít,... tiêu thụ điện nhiều hơn, cuối cùng có thể gây dừng khẩn cấp.
- Vòng bi đầu nén bị hỏng.

2. Dầu bôi trơn

Nếu không thay dầu định kỳ:
- Làm giảm hiệu suất bôi trơn.
- Nhiệt độ dầu tăng cao, nhiệt độ đầu nén tăng cao
- Dầu dễ bị keo, trục vít có thể bị bó cứng và dừng máy khẩn cấp.
- Gây các hỏng hóc nghiêm trọng cho hệ thống bôi trơn.
- Gây các hỏng học nghiêm trọng cho vòng bi và rôto.

3. Lọc tách dầu

Nếu không bảo trì thường xuyên:
- Tăng tổn thất áp suất, dẫn đến :
+ Tăng lượng điện năng tiêu thụ.
+ Giảm áp suất và lưu lượng khí ra.
+ Làm nhiệt độ dầu bôi trơn tăng cao.
+ Áp suất trước tách tăng cao, có thể nhảy van an toàn.

4. Lọc dầu 

Nếu không bảo trì thường xuyên:
+ Làm dầu bôi trơn không được lọc hết bụi bẩn khi dầu qua thẳng van bypass.
+ Làm tăng nhiệt độ dầu, tăng nhiệt độ đầu nén.
+ Không đủ dầu bôi trơn trục vít, bánh răng HGT gây ma sát, làm hỏng vòng bi, trục vít, bánh răng.

5. Động cơ
Nếu không bảo trì thường xuyên:

- Hỏng vòng bi.
- Bị bó cứng không thể chạy.
- Khả năng cách điện giảm.
- Gây cháy động cơ.

6. Phin lọc tách nước

Nếu không bảo trì thường xuyên:
- Lọc bị nghẹt, phải đặt áp suất máy nén cao hơn, máy nén chạy nặng tải hơn, tiêu tốn điện năng.
- Khả năng làm việc kém, tổn thất áp suất nhiều.
- Khí đầu ra không được loại hết bụi bẩn dầu, nước.

Ở các bài viết sau mình sẽ giới thiệu đến các bạn các lỗi, sự cố thường gặp của máy nén khí Kobelco model AG và phương án xử lý (Kèm sổ tay hướng dẫn - Tiếng Anh)

Chúc các bạn thành công!

Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap