Nói tóm lại nội dung của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh gồm hai yếu tố cấu thành:
Tư tưởng yêu nước thương nòi Hồng Lạc, phát huy thành một triết lý sống:
"Ở ĐờI và LÀM NGƯờI (chữ của Bác Hồ dùng) chữ dùng rất bình dị mà ý thâm thúy biết bao. Nó diễn tả biểu tượng NHÂN NGHĨA DÂN TỘC Lạc Việt ngàn đời. "Ở đời và Làm Người"- nền tảng của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, đạo lý làm người ở trên đời, làm một người dân thường sống và đối xử với mọi người, trọn tình trọn nghĩa, trên hết là phục vụ tận tụy đất nước, gắn liền thân mình với số phận của toàn dân tộc, luôn luôn quan tâm đến hạnh phúc của toàn dân, đến tương lai rực rỡ của giống nòi.
Tình "thương người như thể thương thân". Tình thương bẩm sinh vốn là truyền thống lâu đời nhưng được Hồ Chí Minh phát huy lên tầm cao là tình thương nhân loại lao khổ trong thời đại mà cuộc đấu tranh giai cấp đã lên tới mức gắt gao ở khắp các nước Tây phương của nền văn minh công nghiệp: chỉ có một số rất ít người cực kì giàu sang mà làm khổ làm nhục quần chúng đông đảo, đẩy tới đại đa số nhân loại lao động vào cảnh cùng khổ tối tăm. Vì thấm sâu trong máu tinh thần yêu nước và chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc mình mà Hồ Chí Minh chắt lọc được tinh hoa của chủ nghĩa Mác-Lênin đã thấm đậm cả trái tim mình, tính nhân đạo của chủ nghĩa cộng sản. Đó cũng là chất men tinh túy của tình "BÁC ÁI" Đại cách mạng Pháp, cũng là tinh túy của lòng "NHÂN" theo tinh thần thế giới đại đồng trong triết lý phương Đông. Rõ ràng văn hóa nhân nghĩa Lạc Việt là nền tảng cao đẹp của tư tưởng người Cộng sản Yêu nước Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. Yếu tố văn hóa truyền thống đó là nhân tố sống động mà Hồ Chí Minh góp vào trào lưu Văn hóa Dân chủ HÒA BÌNH thế giới.
LINK DOWNLOAD

Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap