- Lúc: 21:09
Nước là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không có nước thì không có sự sống. Đối với con người, dù ở nơi này hoặc nơi khác, dù hôm nay hay hôm qua, không có một yếu tố nào quan trọng hơn là nước. Chúng ta có thể khó khăn do thiếu năng lượng, vận tải, chỗ ở, thậm chí cả thức ăn... nhưng không thể tồn tại được nếu không có nước.
Trong những năm gần đây, nhiều nguồn nước sinh hoạt ngày càng bị ô nhiễm nặng. Con người là nguyên nhân gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nguồn nước, do hoạt động của con người làm các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng, đe dọa sức khỏe con người và chức năng của hệ sinh thái.
Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện thiếu nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng.
Dân cư ở các vùng nông thôn của nước ta sử dụng nước giếng đào và giếng khoan để sinh hoạt là chính. Trong một số trường hợp, ví dụ ở một số làng xã thuộc huyện Krông Pắc – tỉnh Đắklắk, người dân khi sử dụng nguồn nước này thường có các triệu chứng như ngứa, gây mụn nước, nhiều người nhạy cảm có thể bị lở loét…
Chính vì vậy trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định pH, coliform và hàm lượng As(III), As(V), Sb(III) và Sb(V) trong các mẫu nước sinh hoạt thuộc huyện Krông Pắk – tỉnh Đắk Lắk, nhằm đánh giá hàm lượng các nguyên tố này trong các mẫu nước được thu thập và đánh giá sơ bộ chất lượng nước sinh hoạt ở khu vực nghiên cứu.
Có rất nhiều phương pháp đã được sử dụng để phân tích hàm lượng As(III), As(V), Sb(III) và Sb(V). Tuy nhiên, hàm lượng của các nguyên tố này trong mẫu nuớc thường là rất nhỏ; trong khi đó, phương pháp kích hoạt nơtron được ghi nhận là một trong các phương pháp có độ nhạy, độ chính xác cao. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn phương pháp kích hoạt nơtron – phương pháp đang được áp dụng tại viện
nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt là phương pháp phân tích để xác định hàm lượng As(III), As(V), Sb(III) và Sb(V) trong một số mẫu nuớc được thu thập.
Đề tài luận văn “Xác định hàm lượng các nguyên tố As(III), As(V), Sb(III),Sb(V) và một số chỉ tiêu hóa lý trong mẫu nước sinh hoạt ở huyện Krông Pắk-Tỉnh Đắk Lắk bằng phương pháp kích hoạt nơtron có xử lý hóa (RNAA)”, gồm nhữngnội dung chính như sau:
1. Xác định độ nhạy của phương pháp phân tích.
2. Khảo sát các điều kiện tối ưu để đưa ra quy trình phân tích As(III), As(V), Sb(III) và Sb(V).
3. Đánh giá độ chính xác của phương pháp thông qua việc phân tích các mẫu chuẩn đa nguyên tố.
4. Áp dụng quy trình phân tích đã đưa ra để phân tích một số mẫu nuớc.
5. So sánh kết quả phân tích với các tiêu chuẩn quy định trong nước, và một số kết quả trong các công trình đã công bố.
Do kinh nghiệm về lĩnh vực này chưa nhiều, nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô cùng các bạn đồng nghiệp.
1. Xác định độ nhạy của phương pháp phân tích.
2. Khảo sát các điều kiện tối ưu để đưa ra quy trình phân tích As(III), As(V), Sb(III) và Sb(V).
3. Đánh giá độ chính xác của phương pháp thông qua việc phân tích các mẫu chuẩn đa nguyên tố.
4. Áp dụng quy trình phân tích đã đưa ra để phân tích một số mẫu nuớc.
5. So sánh kết quả phân tích với các tiêu chuẩn quy định trong nước, và một số kết quả trong các công trình đã công bố.
Do kinh nghiệm về lĩnh vực này chưa nhiều, nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô cùng các bạn đồng nghiệp.
0 nhận xét