Việt Nam là một quốc gia sở hữu nhiều nguồn tài nguyên trong đó có nguồn tài nguyên dầu khí. Vì vậy chúng ta đang từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí. Cùng với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp khai thác dầu thô hiện nay, cùng sự quan tâm của nhà nước thì ngành công nghiệp Lọc Hoá dầu của nước ta trong tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ, điều đó được minh chứng bằng những quyết định của Đảng và nhà nước cũng như tổng công ty Dầu Khí Việt Nam đã xây dựng xong nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, và trong tương lai sẽ có các nhà máy số 2 tại Nghi Sơn Thanh Hoá, nhà máy số 3 tại Vũng Tàu…

Ngày nay trên thế giới hầu hết các quốc gia kể cả các quốc gia không có dầu mỏ cũng đều xây dựng cho mình một ngành công nghiệp Lọc-Hoá dầu nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế. Ngành công nghiệp này có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân và trong quốc phòng. Do đó việc nghiên cứu phát triển và tìm ra các giải pháp tối ưu cho sự hoạt động của các nhà máy cũng như vấn đề định hình thiết kế bước đầu trong việc thiết lập nhà máy mới là một trong những vấn đề chiến lược cho sự phát triển của ngành công nghiệp Lọc-Hóa dầu. Song song với nó là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã góp phần không nhỏ cho sự ra đời của các phần mềm mô phỏng dùng trong lĩnh vực công nghệ hóa học nói chung và ngành công nghiệp Lọc-Hóa dầu nói riêng.

Trước đây, để kiểm tra một quá trình cũng như tìm ra các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình đó thì cần phải tiến hành thí nghiệm và lấy số liệu thực nghiệm trong một thời gian dài mới có thể đạt được kết quả mong muốn. Nhưng từ khi các phần mềm mô phỏng ra đời ta có thể tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cũng như kiểm tra lại tính xác thực của các yếu tố này một cách nhanh chóng. Hơn nữa, trước đây để lên kế hoạch cho một dự án đòi hỏi nhiều thời gian và khả năng thực hiện dự án đó là khó có thể biết trước được. Nhưng khi các phần mềm mô phỏng ra đời, thì công việc trở nên đơn giản đi rất nhiều. Chúng ta có thể xây dựng được nhiều dự án khác nhau và tìm được phương án tối ưu một cách nhanh chóng, cho kết quả chính xác và đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, các phần mềm này còn được ứng dụng trực tiếp vào quá trình hoạt động của nhà máy. Ta có thể khảo sát sự biến thiên của các thông số làm việc và chế độ hoạt động của nhà máy khi có những sự thay đổi ở bất kỳ một đơn vị hoạt động nào đó.

Bên cạnh đó, các phần mềm mô phỏng còn giúp cho việc giảm thiểu những tai nạn và rủi ro có thể xảy đến với con người, làm giảm chi phí đầu tư ban đầu và tăng năng suất của nhà máy.

Tiềm năng dầu khí của nước ta đã được xác định. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá, không thể tái sinh này là một vấn đề bức xúc và vô cùng quan trọng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Chính vì vậy “Nhà máy chế biến khí Dinh Cố“ đã được tổng công ty dầu khí Việt Nam nghiên cứu khả thi và quyết định xây dựng.

Đây là nhà máy xử lý khí đầu tiên ở Việt Nam, được trang bị dây chuyền công nghệ tiên tiến, mang tính hiện đại cao, có nhiệm vụ tận dụng nguồn khí đồng hành mỏ Bạch Hổ sau nhiều năm bị đốt bỏ một cách lảng phí, để xử lý và chế biến chúng thành các sản phẩm khác nhau như: Khí thương phẩm (Sale gas), LPG (Liquified Petroleum Gas), Condensate nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế.

Trong giai đoạn đầu, lượng khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào nhà máy được thiết kế 4,7 triệu Sm3/ngày nên nhà máy hoạt động đúng các thông số thiết kế. Tuy nhiên, hiện nay do mỏ dầu Rạng Đông đi vào khai thác nên một lượng khí đồng hành phải đốt bỏ. Do đó để tăng hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng khí đồng hành, Petrovietnam đã xây dựng đường ống dẫn khí từ mỏ Rạng Đông về mỏ Bạch Hổ sau đó nén lượng khí mỏ Rạng Đông cùng mỏ Bạch Hổ vào bờ để chế biến nhằm tăng sản lượng lỏng. Vì vậy lưu lượng khí đầu vào nhà máy tăng từ 4,7 triệu Sm3/ngày lên khoảng 5,9 triệu Sm3/ngày. Do việc tăng lưu lượng khí vào bờ nên một số thông số vận hành đã bị thay đổi không như theo thiết kế, do đó các thông số vận hành trước đây không phù hợp với điều kiện hiện tại.

Vì vậy vấn đề đặt ra lúc này là làm sao điều chỉnh thông số vận hành của nhà máy để đạt được hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng tối ưu nhưng vẫn đảm bảo vận hành an toàn và có hiệu quả kinh tế. Với những yêu cầu như vậy, tôi được giao đề tài “Mô phỏng thiết kế và tối ưu hóa thu LPG nhà máy chế biến khí Dinh Cố ở chế độ GPP chuyển đổi bằng phần mềm Hysys” để làm đề tài tốt nghiệp.


Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap