Lương thực giữ một vai trò quan trọng trong đời sống con người và trong ngành chăn nuôi nước ta. Do đó tổng sản lượng lương thực hàng năm không chỉ ở nức ta mà trên toàn thế giới đều tăng lên nhanh chóng. Song song với sự tăng sản lượng theo nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều vùng kinh tế mới được hình thành và tất nhiên yêu cầu cung cấp các sản phẩm chế biến ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, sự tăng sản lượng các sản phẩm lương thực đòi hỏi phải tăng số lượng và tăng năng suất các xí nghiệp chế biến, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm. Điều đó chỉ được giải quyết khi có sự góp sức của các nhà kỹ thuật và thiết kế. Họ khởi đầu bằng những công trình nghiên cứu về mặt lý luận làm cơ sở cho kỹ thuật chế biến sau đó được tiến hàng với công tác hoàn thiện quá trình kỹ thuật sản xuất các sản phẩm. Điều đó đã được ghi nhận trong thực tế với các quy trình chế biến ngày càng được cải tiến, kết hợp với sự đối mới trang thiết bị và quản lý kỹ thuật, phần lớn các sản phẩm sản xuất đã được ổn định và bước vào giai đoạn đầu để nâng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dung. Đi xa hơn nữa là đạt tiêu chuẩn trên thế giới và xâm nhập thị trường xuất khẩu.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người kỹ sư công nghệ trong nhà máy chế biến là đảm bảo ổn định chất lượng của sản phẩm cà tận dụng đến mức tối đa năng suất của xí nghiệp. Muốn đáp ứng nhiệm vụ ấy thì phải nắm vững các yếu tố có ảnh hưởng đến năng suất của xí nghiệp và chất lượng của sản phẩm bao gồm:

1 Chất lượng của nguyên liệu.

2 Mức độ hợp lý của quy trình công nghệ .

3 Khả năng trang bị và hiệu suất của máy móc.

4 Trình độ quản lý kỹ thuật của cán bộ và khả năng vận hàng máy móc của công nhân.

Đứng trong danh mục các mặt hàng của ngành lương thực bên cạnh gạo, các loại bột, bánh mỳ, mỳ sợi thì tinh bột chiếm một vị trí đáng kể, nhu cầu tiêu thụ và sản lượng ngày càng tăng lên. Tinh bột là chất dự trữ dinh dưỡng ở thực vật. Tinh bột có nhiều trong tự nhiên, nó được tạo thành do kết quả quang hợp của cây xanh. Trong các loại lương thực dù là hạt hay củ đều có chứa một lượng tinh bột khá lớn. Do đó các loại lương thực được coi là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra tinh bột. Nhìn bề ngoài tinh bột là thể bột mịn màu trắng gồn từ những hạt rất nhỏ. Trong đó hình dáng, kích thước và cấu tạo của các hạt này khác nhau và rất đặc trưng cho từng loại cây. Hình dáng, thành phần hóa học và những tính chất của tinh bột phụ thuộc vào giống cây, điều kiện trồng trọt và quá trình sinh trưởng của cây. Nguồn nguyên liệu sản xuất tinh bột bao gồm các loại củ và hạt chứa tinh bột như: khoai tây, sắn (khoai mỳ), khoai lang, dong, riềng, ngô, cao lương, mì, gạo…Trong đó sắn được sử dụng phổ biến để sản xuất trên quy mô lớn và có giá trị sử dụng đa dạng. Về cấu tạo, trong thành phần của sắn bao gồm: tinh bột, protein, đường, vitamin (B1, B2, PP). Trong đó tinh bột là thành phần chủ yếu chiếm 16% đến 32% trong số 38÷ 40% chất khô có trong sắn được dự trữ trong các tế bào của quả, thân, củ, rễ, lá, hạt hoặc bẹ lá nhưng nhiều nhất vẫn là trong củ và quả.

Nguồn tinh bột sản xuất ra được ứng dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm và dược phẩm như: sản xuất bột ngọt, mì ăn liền, sản xuất bánh kẹo, là nguyên liệu đường hóa dịch mantose, glucose, fructose và một số chất làm ngọt khác. Khi được hồ hóa thì tinh bột khoai mì có khả năng tạo dẻo , dính, giòn, trong và quánh nên được sử dụng làm kẹo dính và làm phụ gia sản xuất thuốc viên các loại.

Với khả năng cung cấp về nguyên liệu và tính ứng dụng cao của khoai mì, nhiều nhà máy sản xuất tinh bột mì đã được xây dựng và đi vào ổn định ở 3 miền bắc , trung, nam. Với những kiến thức được hướng dẫn cộng thêm sự tìm hiểu của riên mình cùng tình hình thực tế như đã nêu trên, nhóm chúng em đã quyết định thực hiện thiết kế một nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì ở Việt Nam. Nhà máy này sẽ được đặt tại một trong những địa điểm mà nhóm chúng em lựa chọn. Với nỗ lực cố gắng tối đa  của các thành viên trong nhóm, mong muốn bài thiết kế được hoàn thiện để được ứng dụng trong thực tế trong thời gian không xa.
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU.................................................................. .…..3

CHƯƠNG II: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM……………………………………….…….…8

CHƯƠNG III: THIẾT LẬP MẶT BẰNG…………………………………….……….12

III.1 Sơ đồ tổ chức………………………………………………………………..…12

III.1.2 Dự tính số lượng lãnh đạo, nhân viên hành chính……………….……....14

III.1.3 Chức năng của các phòng ban, bộ phận…………………………..……...16

III.1.4 Diện tichd các phòng ban……………………………………….….….…19

III.2 Sơ đồ mặt bằng nhà máy………………………………………………….….…25

III.3 Sơ đồ bố trí phân xưởng…………………………………………………….….26

III.4 Sơ đồ dây chuyền công nghệ…………………………………………………...27

IV. THIẾT KẾ QUY TRÌNH SẢN XUẤT…………………………………………….28

IV.1 Quy trính sản xuất ……………………………………………………………..28

IV.2.1 Nguyên liệu………...……………………………………………… ...…29

IV.2.2 Ngâm……………….………………………………………………….…29

IV.2.3 Rửa sơ bộ……………………………………………………… ….….…30

IV.2.4 Rửa ướt…………………………………………………….……….…….31

IV.2.5 Cắt khúc…………………………………………………. ….………….32

IV.2.6 Nghiền…………………………………………………… ….…….….…33

IV.2.7 Ly tâm tách bã…………………………………………… ….………..…34

IV.2.8 Ly tâm tách dịch………………………………………… ….…………...35

IV.2.9 Rửa tinh bột ………………………………………………….………..…36

IV.2.10 Ly tâm vắt ………………………………………………….……….….37

IV.2.11 Sấy………………………………………………………… .……..……37

IV.2.12 Rây mịn……………………………………………………………..…..40

IV.2.13 Bao gói……………………………………………………………….…41

CHƯƠNG V: TÍNH KINH TẾ ……………………………………………………..….41

V.1 Vốn cố định……………………………………………………………………..41

V.1.1 Vốn đầu tư xây dựng………………………………………………… ….41

V.1.2 Vốn thuê đất………………………………………………………… …..42

V.1.3 Vốn đầu tư máy móc………………………………………………… ….42

V.2 Vốn lưu động…………………………………………………………………… ...43

V.2.1 Tính điện và tiền điện………………………………………………… ..43

V.2.2 Tính nước và tiền nước………………… ………………………………47

V.2.3 Tính cân bằng năng lượng trong quá trình sấy và tiền nhiên liệu …..........49

V.2.4 Tính lương .................................................................................................50

V.2.5 Tiền mua nguyên vật liệu ..........................................................................56

CHƯƠNG VI: NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT KHOAI MÌ VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ……………………………………………………………………….....… 57

VI.1 Thành phần, tính chất nước thải chế biến tinh bột khoai mì……………….......57

VI.2. Quy trình công nghệ truyền thống xử lý nước thải chế biến tinh bột khoai mì………………………………………………………………………………....…58

LINK DOWNLOAD


Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap