ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KỸ THUẬT NHIỆT 4 ĐVHT

1. Tên học phần: Kỹ thuật nhiệt (KTN)
2. Số đơn vị học trình: 4
3. Trình độ: SV chính quy năm thứ 2.
4. Phân bố thời gian:
4.1. Lên lớp : lý thuyết 3; bài tập 1.
4.2. Thí nghiệm, thực hành, cemina, bài tập ở nhà (1)
5. Mục tiêu của học phần:
5.1. Mục tiêu chung: Giới thiệu các kiến thức về đại cương về nhiệt động học kỹ thuật và truyền nhiệt.
5.2. Mục tiêu kiến thức: Sử dụng các định luật nhiệt động để khảo sát các quá trình nhiệt động và các phương thức trao đổi nhiệt.
5.3. Mục tiêu ĐT kỹ năng: Biết cách áp dụng định luật bảo toàn năng lượng để tính toán các quá trình hay thiết bị nhiệt - lạnh trong thực tế.
6. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Học phần KTN  sẽ giới thiệu các kiến thức cơ bản về nhiệt động học và truyền nhiệt và các ứng dụng của nó trong tính toán kỹ thuật.
7. Nhiệm vụ của SV:
8. Tài liệu học tập:
8.1. Sách giáo trình chính:
+ Nguyễn Bốn, Hoàng Ngọc Đồng – KT Nhiệt – NXBGD – 1999.
8.2 Sách giáo trình tham khảo:
+ Đặng Quốc Phú - Cơ sở kỹ thuật nhiệt – NXBGD - 2000.
+ Đặng Quốc Phú - Bài tập KTN – NXBGD -2000.
9. Phương thức đánh giá học tập:
9.1. Chuyên cần: hệ số 0,1
9.2. Kiểm tra giữa học kỳ: hệ số 0,3. Hình thức: kiểm tra viết về các phần lý thuyết và bài tập đã học.
9.3. Thi kết thúc học phần: hệ số 0,6. Hình thức: Thi viết gồm 2 phần: lý thuyết 5 điểm và bài tập 5 điểm.
10. Thang điểm: 0 ÷ 10
11. Nội dung chi tiết của học phần:

CHƯƠNG 1 : CÁC KIẾN THỨC MỞ ĐẦU VỀ NHIỆT ĐỘNG HỌC  (3+1)
1.1. Các khái niệm cơ bản về Nhiệt động học.
1.1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nhiệt động học.
1.1.2. Khái niệm năng lượng, công và nhiệt.
1.1.3. Hệ nhiệt động, khí thực và khí lý tưởng.
1.2. Phương trình trạng thái chất khí .
1.2.1. Các thông số trạng thái của chất khí.
1.2.2. Lập phương trình trạng thái của khí lý tưởng và khí thực.
1.2.3. Hỗn hợp khí lý tưởng và phương trình trạng thái của nó.
1.3. Nhiệt dung riêng chất khí.
1.3.1. Định nghĩa nhiệt dung riêng và phân loại các nhiệt dung riêng.
1.3.2. Quan hệ các nhiệt dung riêng với nhau và với nhiệt độ.
1.3.3. Tính nhiệt lượng theo các nhiệt dung riêng.

CHƯƠNG 2 : ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG 1 VÀ CÁC QUÁ TRÌNH NHIỆT ĐỘNG CƠ BẢN  (4+2)

2.1. Định luật nhiệt động 1.
2.1.1. Định nghĩa và công thức tính nội năng, công và entanpy chất khí.
2.1.2. Phát biểu và các phương trình của định luật nhiệt động 1.
2.2. Ứng dụng định luật nhiệt động 1 và khảo sát các quá trình nhiệt động.
2.2.1. Định nghĩa và phân loại các quá trình nhiệt động.
2.2.2. Cơ sở và các bước khảo sát 1 quá trình.
2.3. Khảo sát quá trình đa biến (polytropic).
2.3.1. Định nghĩa, lập phương trình quan hệ các thông số trạng thái.
2.3.2. Tính công, nhiệt, nhiệt dung riêng và số mũ đa biến của quá trình.
2.4. Các quá trình đa biến đặc biệt.
2.4.1. Quá trình đẳng áp, đẳng nhiệt, đẳng tích.
2.4.2. Quá trình đoạn nhiệt.
2.4.3. Đồ thị p-v và khảo sát dấu của Du, q trong các quá trình đa biến.
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG 2 VÀ ENTROPY  (3+1)
3.1. Định luật nhiệt động 2.
3.1.1. Định nghĩa chu trình, tính công, hiệu suất và hệ số làm lạnh chu trình
3.1.2. Phát biểu, các hệ quả và ý nghĩa định luật nhiệt động 2.
3.1.3. Tích phân Clausius.
3.2. Entropy của hệ nhiệt động .
3.2.1. Khái niệm và tính chất của entropy.
3.2.2. Phương trình cơ bản của nhiệt động học, tính Ds của khí lý tưởng.
3.2.3. Đồ thị T-s các quá trình nhiệt động.
CHƯƠNG 4 : HƠI NƯỚC VÀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN  (4+2)
4.1. Các thông số trạng thái và quá trình của hơi nước.
4.1.1. Mô tả quá trình đẳng áp của nước.
4.1.2. Các trạng thái nước và hơi, đường đặc tính của nước.
4.1.3. Trạng thái tới hạn, điểm ba thể  và đồ thị pha của nước.
4.1.4. Xác định các thông số của nước bằng bảng và đồ thị.
4.1.5. Các quá trình nhiệt động của hơi nước.
4.2. Chu trình hơi nước trong nhà máy nhiệt điện
4.2.1. Chu trình Rankin.
4.2.2. Nhà máy nhiệt điện dùng các chu trình Rankin cải tiến.
4.2.3. Nhà máy điện nguyên tử.
CHƯƠNG 5 : KHÔNG KHÍ ẨM, QUÁ TRÌNH SẤY VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ  (3+1)
5.1. Không khí ẩm
5.1.1. Định nghĩa, phân loại và cơ sở tính toán không khí ẩm.
5.1.2. Các thông số của không khí ẩm.
5.1.3. Mô tả cấu tạo và cách sử dụng đồ thị I-d.
5.2. Các quá trình của không khí ẩm.
5.2.1. Quá trình sấy.
5.2.2. Quá trình điều hòa không khí.





CHƯƠNG 6 : CÁC CHU TRÌNH SINH CÔNG VÀ LÀM LẠNH  (4+2)
6.1. Chu trình động cơ đốt trong.
6.1.1. Nguyên lý làm việc, đồ thị, các thông số đặc trưng các chu trình.
6.1.2. Lập và khảo sát hiệu suất nhiệt chu trình hỗn hợp.
6.1.3. So sánh hiệu suất nhiệt các chu trình.
6.2. Chu trình turbine khí và động cơ phản lực.
6.2.1. Các chu trình turbine khí.
6.2.2. Chu trình động cơ phản lực.
6.3. Chu trình máy lạnh.
6.3.1. Quá trình tiết lưu và hiệu ứng Joule-Thomson.
6.3.2. Chu trình lạnh dùng máy nén hơi.
6.3.3. Chu trình máy lạnh hấp thụ.
CHƯƠNG 7 : CÁC KIẾN THỨC MỞ ĐẦU VỀ TRUYỀN NHIỆT  (3+0)
7.1. Mô tả quá trình trao đổi nhiệt.
7.1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu truyền nhiệt.
7.1.2. Các phương thức trao đổi nhiệt.
7.2. Các khái niệm cơ bản của truyền nhiệt.
7.2.1. Trường nhiệt độ và mặt đẳng nhiệt.
7.2.2. Gradient nhiệt độ và vectơ dòng nhiệt.
CHƯƠNG 8 : DẪN NHIỆT ỔN ĐỊNH  (4+3)
8.1. Mô tả bài toán dẫn nhiệt.
8.1.1. Định luật Fourier và hệ số dẫn nhiệt.
8.1.2. Phương trình vi phân dẫn nhiệt.
8.1.3. Các điều kiện đơn trị, các loại điều kiện biên và mô hình bài toán dẫn nhiệt.
8.2. Dẫn nhiệt qua vách phẳng.
8.2.1. Giải bài toán dẫn nhịêt qua vách  phẳng 1 lớp có 2 biên loại 3.
8.2.2. Suy ra kết quả cho biên loại 1, cho vách nhiều lớp.
8.3. Dẫn nhiệt qua vách trụ.
8.3.1. Giải bài toán dẫn nhịêt qua vách  trụ 1 lớp có 2 biên loại 3.
8.3.2. Suy ra kết quả cho biên loại 1, cho trụ nhiều lớp.
8.4. Dẫn nhiệt qua thanh hoặc cánh phẳng.
8.4.1. Dẫn nhiệt qua thanh tiết diện không đổi.
8.4.2. Suy ra kết quả cho cánh phẳng.
CHƯƠNG 9 : TRAO ĐỔI NHIỆT ĐỐI LƯU HAY TỎA NHIỆT  (4+2)
9.1. Công thức Newtơn và hệ số tỏa nhiệt a.
9.1.1.   Công thức Newtơn và hệ số a.
9.1.2.   Các yếu tố ảnh hưởng tới a, phương trình tổng quát của tỏa nhiệt.
9.2. Phương trình tiêu chuẩn của tỏa nhiệt.
9.2.1.   Định dạng phương trình tiêu chuẩn bằng phương pháp phân tích thứ nguyên.
9.2.2. Các bước thực nghiệm và phương pháp đồ thị tìm công thức thực nghiệm dạng Nu = C.Ren.Grm.Prp.
9.3. Giới thiệu các công thức thực nghiệm tính a.
9.3.1. Giới thiệu công thức tính a khi đối lưu tự nhiên và cưỡng bức trong , ngoài ống.
9.3.2. Các bước dùng công thức thực nghiệm tính a.
9.4. Tỏa nhiệt khi chuyển pha.
9.4.1. Tính a  khi sôi.
9.4.2.   Tính a  khi ngưng màng trên vách.

CHƯƠNG 10 : TRAO ĐỔI NHIỆT BỨC XẠ  (4+2)
10.1. Các khái niệm cơ bản về trao đổi nhiệt bức xạ.
10.1.1. Các đặc điểm của trao đổi nhiệt bức xạ.
10.1.2. Các khái niệm Q, E, El và e.
10.1.3. Các hệ số A, D, R và Ehd, Qhd.
10.2. Các định luật cơ bản của bức xạ.
10.2.1. Định luật Kirchoff.
10.2.2. Định luật Planck.
10.2.3. Định luật Stefan-Boltzmann.
10.3. Trao đổi nhiệt bức xạ giữa hai mặt bao nhau hoặc song song.
10.3.1. Lập công thức tính trao đổi nhiệt bức xạ giữa hai mặt bao nhau.
10.3.2. Trao đổi nhiệt bức xạ giữa hai mặt bao nhau qua n màng chắn bức xạ.
10.3.3. Suy ra cho 2 mặt song song, khi F1 = F2 = Fci.
10.4. Bức xạ nhiệt mặt trời.
10.4.1.   Nguồn gốc, cấu tạo và các phản ứng sinh nhiệt trong mặt trời.
10.4.2.   Mô hình bức xạ và các thông số về mặt trời.
10.4.3.   Lập công thức tính cường độ bức xạ mặt trời, hằng số mặt trời và nhiệt độ của vật thu bức xạ.
CHƯƠNG 11: TRUYỀN NHIỆT TRONG THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT (3+2)
11.1. Trao đổi nhiệt phức hợp và truyền nhiệt.
11.1.1. Trao đổi nhiệt phức hợp của vật rắn với các môi trường.
11.1.2. Các phương thức trao đổi nhiệt khi truyền nhiệt và phương pháp tính truyền nhiệt.
11.1.3.  Tính truyền nhiệt qua vách phẳng và vách trụ trơn và có cánh. 
11.2. Tính nhiệt cho thiết bị trao đổi nhiệt.
11.2.1. Định nghĩa, phân loại các thiết bị trao đổi nhiệt.
11.2.2. Các phương trình cơ bản để tính nhiệt cho thiết bị trao đổi nhiệt.
11.2.3. Tính độ chênh nhiệt độ trung bình của hai chất lỏng trong thiết bị trao đổi nhiệt.
11.2.4. Các bước tính nhiệt khi thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt.
CHƯƠNG 12 : DẪN NHIỆT KHÔNG ỔN ĐỊNH   (2+1)
12.1. Bài toán làm nguội tấm phẳng.
12.1.1. Lời giải của bài toán làm nguội tấm phẳng, cách tính trong kỹ thuật.
12.1.2. Làm nguội các vật hữu hạn, định lý giao nghiệm.
12.2. Dao động và sóng nhiệt.
12.2.1.   Định nghĩa dao động nhiệt, mô tả bài toán dao động nhiệt.
12.2.2.   Giải bài toán dao động nhiệt trong vật bán vô hạn.

12.2.3.   Khảo sát dao động và sóng nhiệt.


Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap