Sấy là một quá trình công nghệ được sử dụng trong rất nhiều quá trình công nghệ. Trong nông nghiệp sấy là một trong những công đoạn quan trọng của công nghệ sau thu hoạch. Trong công nghiệp như công nghiệp chế biến nông - hải sản, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến gỗ, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng ... Kỹ thuật sấy đóng một vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất.
Quá trình sấy không chỉ là quá trình tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu một cách đơn thuần mà một quá trình công nghệ. Nó đòi hỏi sau khi sấy vật liệu phải đảm bảo chất lượng cao, tiêu tốn năng lượng ít và chi phí vận hành thấp. Chẳng hạn trong chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm không được nứt nẻ, cong vênh. Trong chế biến nông - hải sản, sản phẩm sấy phải đảm bảo yêu cầu về màu sắc, hương vị, các vi lượng. Sản phẩm cần được sấy nhằm để bảo quản, tăng độ bền, dễ dàng vận chuyển đi xa...
Để thực hiện quá trình sấy người ta sử dụng nhiều phương pháp sấy khác nhau như: phương pháp sấy nóng( hệ thống sấy đối lưu, hệ thống sấy tiếp xúc, hệ thống sấy bức xạ ...), phương pháp sấy lạnh ( hệ thống sấy thăng hoa, hệ thống sấy lạnh ...).
Nước ta nông nghiệp vẫn là mô hình sản xuất chủ yếu của nền kinh tế thì quá trình sấy nông sản có vai trò rất lớn. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước, cây sắn lấy củ được xem là một hướng giúp nông dân xóa đói giảm nghèo. Củ sắn dùng để chế biến tinh bột sắn, trong đó quá trình sấy là một trong những giai đoạn mang tính quyết định trong công nghệ chế biến tinh bột sắn, nên việc nghiên cứu hệ thống sấy tinh bột có vai trò hết sức quan trọng. Ở quá trình sấy ta phải chọn hệ thống sấy và phương pháp sấy nào đảm bảo được chất lượng của tinh bột, giá thành sấy một kg sản phẩm là thấp nhất, hệ thống vận hành đơn giản dễ lắp đặt...
Học kỳ này em được nhận đồ án thiết hệ thống sấy tinh bột sắn. Đây là lần đầu tiên thiết kế một hệ thống sấy, với kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế rất ít nên trong quá trình thiết kế không thể tránh khỏi sai sót mong thầy thông cảm và góp ý kiến cho em, em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên thực hiện
Lê Nhật Tân
Lớp: 08N1


1.1 Nguồn gốc của tinh bột sắn:
Tinh bột sắn là sản phẩm được chế biến từ củ của cây sắn ( khoai mì ).
Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người. Năm 2006 và 2007, sản lượng sắn thế giới đạt 226,34 triệu tấn củ tươi so với 2005/06 là 211,26 triệu tấn và 1961 là 71,26 triệu tấn. Nước có sản lượng sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Nước có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,16 tấn/ha (FAO, 2008). Việt Nam đứng thứ mười về sản lượng sắn (7,71 triệu tấn) trên thế giới. Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của tám vùng sinh thái. Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Rễ ngang cây sắn phát triển thành củ và tích lũy tinh bột .
Thành phần vật chất có ý nghĩa của cây sắn là tinh bột được tách ra khỏi khối liên kêt với xơ và thịt của củ sắn.
Bảng1.1: Thành phần cấu tạo của củ sắn tính theo vật chất khô.



Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap